Sự trỗi dậy của Tiktok trên thị trường thương mại điện tử nhưng vẫn hụt hơi so với Shopee, Lazada

18/06/2023
0
Sự tăng trưởng ấn tượng của nền tảng thương mại điện tử non trẻ - Tiktok

TikTok (thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance) đã ra mắt tính năng bán lẻ trực tuyến tên là TikTok Shop tại Đông Nam Á vào năm 2021, tại Việt Nam vào tháng 4 năm 2022.

Một nghiên cứu được công bố ngày 15/6 cho thấy giá trị hàng hóa trao đổi trên tính năng thương mại điện tử của nền tảng chia sẻ video TikTok đã tăng 7 lần kể từ khi bước chân vào thị trường của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2021.

Nghiên cứu trên, được thực hiện bởi công ty tư vấn Momentum Works có trụ sở ở Singapore, cho thấy giá trị hàng hóa mua bán (GMV) trên TikTok Shop đã tăng từ mức 600 triệu USD trong năm 2021 lên 4,4 tỷ USD vào năm ngoái.

Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất so với các đối thủ khác trong khu vực ASEAN như Shopee, Lazada hay Tiki. Bất chấp các kết quả khả quan của TikTok trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Đông Nam Á, doanh nghiệp này vẫn tỏ ra thua kém so với những đối thủ trong khu vực.

Phát biểu tại một diễn đàn ở thủ đô Jakarta của Indonesia vào ngày 15/6, Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết công ty này có kế hoạch mở rộng hiện diện tại thị trường Đông Nam Á, vốn bị thống trị bởi các doanh nghiệp nội địa như Sea và GoTo, lần lượt là chủ sở hữu của các sàn thương mại điện tử Shopee và Tokopedia.

"Chúng tôi sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và khu vực Đông Nam Á trong những năm tới",

ông Chew khẳng định.

Cũng theo vị giám đốc trên, TikTok hiện có khoảng 8.000 người đang làm việc tại Đông Nam Á, tăng đáng kể so với con số 100 người vào 6 năm trước, khi doanh nghiệp Trung Quốc này bắt đầu tiến vào khu vực.


SỞ HỮU NGAY WEBSITE MIỄN PHÍ TRONG 06 THÁNG VỚI NỀN TẢNG VTECH CMS - WEBISTECHUAN

Nền tảng thiết kế web chuẩn SEO, Vtech CMS


Tiktok Shop vẫn còn kém xa doanh số của Shopee và Lazada

Bất chấp các kết quả khả quan của TikTok trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Trong nghiên cứu do Momentum Works thực hiện, ước tính tổng giá trị hàng hóa bán ra (GMV) của TikTok Shop đã tăng gấp 7 lần, doanh nghiệp này vẫn tỏ ra thua kém so với những đối thủ trong khu vực.

Theo đó, GMV của nền tảng Shopee đã tăng từ mức 42,5 tỷ USD vào năm 2021 lên 47,9 tỷ USD trong năm ngoái. Đây là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Đông Nam Á, chiếm gần một nửa thị phần trong khu vực. Lazada mặc dù ghi nhận chỉ số GMV sụt giảm trong năm 2022 nhưng vẫn đạt mức 20,1 tỷ USD.

"ByteDance thực sự rất quyết tâm trong việc thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Vẫn còn quá sớm để biết liệu họ có thực sự thành công trong tương lai hay không vì mọi người vẫn ưa chuộng các nền tảng thương mại điện tử khác hơn",

Weihan Chen, Trưởng nhóm nghiên cứu chuyên sâu tại Momentum Works chia sẻ với tờ Nikkei Asia.

Tuy lép vế về quy mô so với đối thủ tại Đông Nam Á nhưng TikTok Shop cũng có lợi thế nhất định. Sau khi ra mắt tại Indonesia, nền tảng này đã mở rộng sang Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Philippines vào năm 2022.

Thế lực mới mang tên TikTok shop có thể đe dọa các ông lớn như Shopee và Lazada

Để thu hút người mua sắm trực tuyến, TikTok Shop đã tận dụng chức năng chia sẻ video phổ biến của mình. Ngoài ra, nền tảng cũng tung ra nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng và người bán.

Đáng chú ý, đầu năm 2022, nền tảng TMĐT TikTok Shop chính thức ra mắt và nhanh chóng trở thành thế lực đáng gờm, cạnh tranh trực tiếp với các "đàn anh".

Thống kê của Metric cho thấy trong tháng 11/2022, tổng doanh thu trên TikTok Shop đạt 1.686 tỷ đồng, với 13 triệu sản phẩm được bán ra từ 32.000 nhà bán hàng.

"Mức doanh thu trong 1 tháng của Tiktok Shop hiện tại đã tương đương 80% doanh thu cùng kì của Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki Trung bình mỗi ngày Tiktok Shop đạt mức doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434.000 sản phẩm được bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130.000 đồng. Đây là các con số ấn tượng mà những sàn TMĐT khác phải mất nhiều năm mới xây dựng được "

, Metric nhận định.

Trên thực tế, TikTok Shop theo đuổi mô hình Shopertainment, là sự kết hợp của Shopping (mua sắm) và Entertainment (giải trí), thay vì mua sắm đơn thuần hay xem quảng cáo và mua hàng. Đây cũng là mô hình mà Shopee và Lazada đã tích cực đẩy mạnh trên nền tảng của mình vài năm qua.

Đáng nói, ngay từ khi mới ra mắt năm 2022, TikTok Shop đã sớm thực hiện chiến lược "đốt tiền", tung khuyến mãi để hút người dùng, như cách Shopee và Lazada từng làm. Chưa kể, TikTok Shop có lợi thế rõ ràng trong việc tiếp cận người mua khi TikTok hiện thu hút 13 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng tại Việt Nam.

Ng Chew Wee, người đứng đầu bộ phận marketing và kinh doanh của TikTok Shop khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "TikTok Shop là sự kết hợp giữa nội dung và thương mại. Bằng cách này, họ không chỉ cung cấp nội dung giải trí thú vị mà còn cho phép các doanh nghiệp địa phương khai thác hiệu quả".

"Bằng cách này, TikTok Shop không chỉ trao quyền cho các doanh nghiệp địa phương khai thác hiệu quả cơ sở đối tượng đang phát triển nhanh chóng của nền tảng để mang lại kết quả kinh doanh rõ ràng mà còn cung cấp nội dung thú vị và giải trí", bà nói thêm.

 

Tuy vậy một chi tiết cần lưu ý là số liệu doanh số của sàn Tiktok bao gồm cả lượng đơn hàng bị hủy. Trong khi các sàn còn lại như Shopee, Lazada ... đã được lọc bỏ đơn ảo và các sản phẩm quà tặng.

Ở một khía cạnh khác, cuộc chơi thương mại điện tử không đơn giản chỉ dừng lại ở vài cú click trên ứng dụng để trải nghiệm và mua sắm. Đứng sau đó là cả một nền tảng công nghệ và hệ thống vận hành, đặc biệt là xây dựng hệ thống logistics, một sân chơi quyết định thành công trong thời gian tới giữa các sàn thương mại điện tử – điều mà các ông lớn Shopee, Lazada, Tiki đã dành cả chục năm và chi những khoản tiền khổng lồ để gây dựng và được hỗ trợ rất lớn từ công ty mẹ có kinh nghiệp rất tốt về hoạt động Logistics.

Nguồn: Nikkei Asia, Tổng hợp Internet

Có thể bạn sẽ quan tâm

Các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần ưu tiên thực hiện ngay nếu không muốn rời cuộc chơi sớm

Các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần ưu tiên thực hiện ngay nếu không muốn rời cuộc chơi sớm - Từ lời khuyên của ông Mitch Bittermann, Phó chủ tịch điều hành, Phụ trách Thương mại điện tử khu vực châu Á, TMX. Đầu tiên là xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu trên các kênh bán hàng, thứ hai là tập trung hoàn thiện đơn hàng cùng hệ thống logistic và cuối cùng là uyển chuyển trong các kế hoạch - chiến lược dài hạn

Nghệ thuật bán chéo đỉnh cao giúp McDonald's móc túi khách hàng

Nghệ thuật bán chéo đỉnh cao của McDonald’s: Đào tạo nhân viên hỏi 1 câu sau khi khách gọi món, mỗi ngày bán thêm được 4 triệu kg khoai tây, thu về hàng chục triệu USD/năm.

Báo cáo Digital in Vietnam 2021

Theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam in 2021, mức thời gian online của người dùng từ 3.1 giờ tăng lên đỉnh điểm 4.2 giờ trong đại dịch và hiện vẫn ở mức 3.5 giờ mỗi ngày. Với việc con người sẽ ngày càng phụ thuộc vào Internet trong các hoạt động hàng ngày, Digital Marketing là lĩnh vực mà bất cứ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng cần phải chú trọng nếu muốn tồn tại và phát triển trong thời đại mới. Vậy hoạt động Digital Marketing của Việt Nam trong năm 2021 sẽ như thế nào? Hãy cùng MBA Andrews tìm hiểu thông qua bản báo cáo Digital Vietnam in 2021 để có cái nhìn toàn cảnh và đưa ra những giải pháp truyền thông phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Thủ thuật trục lợi bằng mã giảm giá nhằm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng từ sàn Thương mại điện tử Shopee như thế nào ?

Bằng thủ đoạn đặt đơn hàng ảo, những người này đã tạo ra các giao dịch ảo với giá trị hàng chục tỉ đồng và thông qua đó chiếm đoạt giá trị các mã giảm giá của Shopee tài trợ cho người mua hàng trên sàn.

Google Adsence là gì ?

AdSense là cách kiếm tiền đơn giản, không tốn phí nhờ hiển thị quảng cáo bên cạnh nội dung trực tuyến của bạn. Thông qua AdSense, bạn có thể hiển thị các quảng cáo hấp dẫn và phù hợp cho khách truy cập trang web

Các sàn TMĐT phải nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh

Theo quy định mới từ Bộ Tài Chính; kể từ ngày 1/8/2021, các sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh. Thông tư 40 có hiệu lực từ 1/8 nhưng việc khấu trừ thuế tại các sàn thương mại điện tử, theo cơ quan thuế, có thể giãn, theo lộ trình, để các sàn thương mại điện tử có thêm thời gian chuẩn bị.

Hướng dẫn đăng Biểu tượng Favicon cho website

Hướng dẫn đăng biểu tượng Favicon cho website giúp gia tăng hiện diện thương hiệu và tạo sự khác biệt cho website

sự kiện - Ngày hội việc làm Hutech Career Day 2023

HUTECH Career Day - Ngày hội việc làm Khối ngành Kinh tế là chương trình thường niên được tổ chức với quy mô lớn tại Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) do Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp với Khoa Tài chính – Thương mại (K. TC-TM), Khoa Quản trị Kinh doanh (K. QTKD) và Khoa Marketing – Kinh doanh Quốc tế (K. M-KDQT) cùng thực hiện.

YouTuber Việt sẽ bị Google đánh thuế thu nhập lên tới 30% tại Mỹ

YouTuber Việt sẽ bị Google đánh thuế thu nhập lên tới 30% YouTube sẽ bắt đầu khấu trừ thuế đối với những nhà sáng tạo nội dung bên ngoài nước Mỹ đối với thu nhập mà họ tạo ra từ những người xem ở Mỹ. Chính sách mới sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 6 năm 2021, công ty thuộc sở hữu của Google cho biết trong một email gửi tới những nhà sáng tạo.

Shopee, TikTok Shop chiếm gần hết “miếng bánh” thương mại điện tử Quý 1 năm 2024

Theo báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử quý I/2024 do YouNet ECI thực hiện thì Shopee, TikTok Shop chiếm hơn 91% thị phần.