Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2021

Trong vòng 3 năm trở lại đây, xu hướng doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và CNTT ngày càng tăng. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không chính quy đều là những vấn đề lớn cần được quan tâm trong giai đoạn tới.

Kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử vẫn là kỹ năng được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây, 46% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi cần tuyển dụng lao động có kỹ năng này.

  • Tải toàn bộ báo cáo tại đây Tải ngay 

Năm 2021 thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc. Nhận định này của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) có được từ xu hướng phát triển của lĩnh vực này trong giai đoạn năm năm 2016 – 2020 cũng như kết quả khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước.

Trong giai đoạn bùng phát đầu tiên của đại dịch Covid-19, tháng 5 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Quyết định này nêu quan điểm doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử và đề ra mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương. Theo mục tiêu này, tới năm 2025 các địa phương ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C của toàn quốc.

Từ năm 2021 VECOM điều chỉnh phương pháp tính để phản ảnh tốt hơn tình hình và xu hướng phát triển thương mại điện tử cũng như khoảng cách giữa các địa phương. Theo phương pháp mới, chỉ tiêu G2B sẽ không được xem xét khi tính chỉ số do phần lớn các địa phương đã triển khai tốt dịch vụ công trực tuyến, đồng thời nhiều dịch vụ công trực tuyến quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp không phải do địa phương mà do các bộ ngành triển khai. Việc đánh giá tiêu chí hạ tầng và nguồn nhân lực cũng có sự thay đổi lớn do sự phổ cập của máy tính cá nhân, 2 thiết bị di động và việc tiếp cận Internet tương đối dễ dàng với chi phí hợp lý. Ngoài ra, việc sử dụng thư điện tử, mạng xã hội đã trở nên thông dụng với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong khi đó, nhiều chỉ tiêu định lượng khác được chú ý hơn khi tính toán chỉ số, bao gồm tên miền Internet quốc gia .VN, các loại thẻ thanh toán và đơn vị chấp nhận thẻ, ví điện tử, dịch vụ chuyển phát cho bán lẻ trực tuyến, sự tham gia của các doanh nghiệp với các sàn thương mại điện tử, mức độ triển khai các giải pháp kinh doanh trực tuyến, v.v…

Toàn cảnh Thương mại điện tử năm 2021

Năm 2020 kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thƣơng mại điện tử lại giảm nhiều so với các năm trƣớc, một phần cũng do tác động lớn của đại dịch và áp lực về tài chính nên việc cắt giảm biên chế và kiêm nghiệm nhiều vai trò đƣợc các công ty triển khai để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.

Xét về quy mô doanh nghiệp thì nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ lao động chuyên trách về thƣơng mại điện tử chỉ bằng một nửa so với nhóm các doanh nghiệp lớn.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, xu hướng doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và CNTT ngày càng tăng. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không chính quy đều là những vấn đề lớn cần được quan tâm trong giai đoạn tới.

Kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử vẫn là kỹ năng được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây, 46% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi cần tuyển dụng lao động có kỹ năng này.

Website doanh nghiệp

Website luôn được đánh giá là một kênh quan trọng khẳng định giá trị thƣơng hiệu và có tính bền vững nhất cho doanh nghiệp trên môi trƣờng trực tuyến. Song song với các kênh triển khai thương mại điện tử nhanh và hiệu quả khác thì đây cũng là một kênh được các chuyên gia hàng đầu khuyến nghị cho doanh nghiệp khi có định hướng phát triển lâu dài.

38% doanh nghiệp có website tham gia khảo sát cho biết thường xuyên cập nhật thông tin lên hàng ngày, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với năm 2019. Bên cạnh đó tỷ lệ doanh nghiệp không cập nhật thông tin lên website cũng tăng rất cao từ 22% năm 2019 lên 28% năm 2020.

Kinh doanh trên mạng xã hội

Trái ngược với xu hướng kinh doanh trên website, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm tới nền tảng mạng xã hội để hỗ trợ kinh doanh nhiều hơn. Trong nhiều năm tỷ lệ doanh nghiệp có bán hàng trên các mạng xã hội đều có chiều hướng tăng dần.

Tham gia các sàn thương mại điện tử

Tƣơng tự như các nền tảng mạng xã hội, xu hƣớng quay trở lại của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây ngày càng thể hiện rõ rệt hơn. Theo đó năm 2020 có tới 22% doanh nghiệp tham gia khảo sát có tham gia sàn giao dịch thƣơng mại điện tử (tăng 5% so với năm 2019).

Đặc biệt trong số các doanh nghiệp tham gia sàn thƣơng mại điện tử thì có tới 23% cho biết họ tham gia sau khi dịch COVID-19 khởi phát.

Kinh doanh trên nền tảng di động

Năm 2020 cũng xuất hiện khái niệm về Super app hay còn có nghĩa là “siêu ứng dụng” đề cập tới vai trò và lợi thế của những app cung cấp một hệ sinh thái cho ngƣời tiêu dùng trên di động, chủ đề này cũng đƣợc nêu ra và thảo luận trong Diễn đàn Toàn cảnh thƣơng mại điện tử 2020 của VECOM.

Các hình thức quảng cáo website và ứng dụng di động

Khảo sát năm 2020 cho thấy mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm vẫn là hai kênh hiệu quả nhất cho hoạt động quảng cáo trực tuyến.

Có thể thấy, mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm trong nhiều năm trở lại đây đã dần trở thành hai nền tảng chính hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cũng đƣợc coi là hai nền tảng đem lại hiểu quả tốt nhất so với các phƣơng thức trực tuyến truyền thống khác nhau báo điện tử, tin nhắn và ứng dụng di động.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình của thƣơng mại điện tử giai đoạn 2016 – 2019 khoảng 30%. Do đó, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trƣởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mô 15 tỷ USD.

Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến

Mạng xã hội vẫn là một kênh đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp trong nhiều năm. Theo đó năm 2020 có 37% doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả kinh doanh thông qua các mạng xã hội. Tiếp sau đó là website của doanh nghiệp và ứng dụng di động là hai nền tảng đƣợc doanh nghiệp đánh giá đem lại hiệu quả cao ở mức ngang nhau (23%).

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng sàn giao dịch thƣơng mại điện tử đang tăng dần lên, tuy nhiên để đem lại hiệu quả kinh doanh cao trên nền tảng này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầu tư thêm vào các giải pháp kinh doanh hiệu quả trên sàn, mới có 19% doanh nghiệp có được hiệu quả kinh doanh cao thông qua nền tảng này.

Nguồn: Báo cáo từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - VECOM

Có thể bạn sẽ quan tâm

Định dạng ảnh WebP là gì ?

WEBP là một định dạng ảnh mới do Google phát triển nhằm mục đích tối ưu quá cho việc duyệt web, xuất phát từ thực tế là các hình ảnh chiếm một tỷ trọng lớn trong dung lượng của một trang web. Định dạng này được chia làm 2 loại: lossless webp giúp giảm dung lượng hình ảnh xuống 26% so với định dạng .PNG và lossy webp thu nhỏ dung lượng xuống từ 25 đến 34% so với định dạng .JPG.

VIỆT NAM XẾP THỨ 2 TOÀN CẦU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2020

Adjust vừa phối hợp cùng Facebook ra mắt Báo cáo Tăng trưởng Ứng dụng – Bản đồ tăng trưởng và xu hướng giữ chân người dùng trên toàn cầu. Báo cáo cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường Việt Nam ở hai mảng ứng dụng Game và Thương mại điện tử. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 2 toàn cầu về Điểm tăng trưởng ngành Thương mại điện tử năm 2020.

Shopee, TikTok Shop chiếm gần hết “miếng bánh” thương mại điện tử Quý 1 năm 2024

Theo báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử quý I/2024 do YouNet ECI thực hiện thì Shopee, TikTok Shop chiếm hơn 91% thị phần.

Ngành thương mại điện tử là gì ? và cơ hội việc làm khi ra trường

Thương mại điện tử là một ngành tương đối mới nhưng rất nóng hiện nay vì được sự quan tâm rất lớn từ tất cả các doanh nghiệp lớn, nhỏ và các ngành nghề khác nhau, đặc biệt trong tiến trình bắt buộc phải thay đổi tư duy và chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống (Offline) sang hình thức kinh doanh mới

HUTECH ký MOU cùng Lazada Việt Nam, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Thương mại điện tử

Ngày 01/6, Khoa Tài chính - Thương mại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) cùng Công ty TNHH Thương mại Điện tử Lazada Việt Nam, nhằm mở ra nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp cho sinh viên về lĩnh vực Thương mại điện tử.