Siêu thị xây dựng kênh bán trực tuyến, 'đe dọa cạnh tranh' với sàn thương mại điện tử

14/05/2021
0
Cuộc đổ bộ của nhiều chuỗi siêu thị và sàn thương mại điện tử được dự báo sẽ thay đổi cơ bản cách vận hành của thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.

Siêu thị xây dựng kênh bán trực tuyến, 'đe dọa cạnh tranh' với sàn thương mại điện tử

Cuộc đổ bộ của nhiều chuỗi siêu thị và sàn thương mại điện tử được dự báo sẽ thay đổi cơ bản cách vận hành của thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.

Việt Nam đang trên đường trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho biết thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.

Siêu thị đầu tư kênh bán hàng online cạnh tranh trang Thương mại điện tử
Lực hút các nhà đầu tư nước ngoài

Sự hấp dẫn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Hiện nay, cả 4 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất là Shoppe, Lazada, Tiki và Sendo đều có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, tại Tiki, có nhiều tên tuổi xuất hiện như: công ty VNG (Việt Nam), quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI; JD.com (công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Alibaba), các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; đến từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo…

Trong khi đó,  Shopee nhận vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty SEA (Singapore). Tencent (công ty công nghệ của Trung Quốc) đang là cổ đông lớn nhất của SEA – công ty mẹ của Shopee với 40% cổ phần. Cổ đông kiểm soát tại Lazada là Alibaba. Ngoài Alibaba, trong số các cổ đông khác của Lazada còn có quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore. Tại Sendo, nhà đầu tư trong nước nắm gần 35% cổ phần, trong khi 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần.

Đáng chú ý, Alibaba có chiến lược đầu tư toàn cầu, không chỉ riêng thị trường Việt Nam. Theo Báo cáo M&A nửa cuối năm 2019 của Hampleton, trong vòng 30 tháng, Alibaba đã thực hiện 8 thương vụ đầu tư vào lĩnh vực E-commerce, trong đó có thể kể đến các thỏa thuận đầu tư vào Daraz Group (nhà bán lẻ online tại Pakistan), ORDRE (nhà bán lẻ online về hàng may mặc), Ele.me (dịch vụ giao thức ăn cho các đơn đặt hàng online tại Trung Quốc).

Trong 3 năm 2018, 2019, 2020 Alibaba đã thực hiện nhiều đợt rót vốn đầu tư vào Lazada (nền tảng e-commerce hàng đầu tại Đông Nam Á) với giá trị lần lượt là 1,5 tỷ USD, 790 triệu USD và 2,3 tỷ USD. Năm 2018, Alibaba mua 85% cổ phần của Trendyol – trang e-commerce hàng đầu tại Thổ Nhĩ Kỳ) với giá trị tiền mặt là 728 triệu USD.  Năm 2017, Alibaba đầu tư vào 1,1 tỷ USD vào Tokopedia – nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Indonesia.

Siêu thị đầu tư kênh bán hàng online cạnh tranh trang Thương mại điện tử
Siêu thị lên trực tuyến: Thay đổi cách vận hành thị trường bán lẻ

Shopee, Tiki, Lazada là các trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, hàng hóa đa dạng. Tuy nhiên, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu, có tần suất sử dụng mỗi ngày như thực phẩm, đồ uống. E-commerce hiện đang phục vụ cho các nhu cầu không thiết yếu, giá trị cao như mỹ phẩm, quần áo, du lịch…  Để thúc đẩy việc mua sắm online, cần tập trung vào phục vụ các sản phẩm thiết yếu – những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hằng ngày. Nhu yếu phẩm hiện chiếm 50% thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt. 

Thị trường đang ghi nhận dòng dịch chuyển mạnh mẽ lên online của các nhà bán lẻ hàng thiết yếu. Ông Yol Phokasub, Giám đốc Điều hành Central Retail (CRC), cho biết tỉ lệ đóng góp doanh thu từ kênh trực tuyến ngày càng gia tăng. Từ cuối năm 2020, doanh số từ các kênh đa nền tảng của BigC, Nguyễn Kim đóng góp 5% và 8% doanh thu trên tổng doanh thu. Các hình thức thúc đẩy bán lẻ online của CRC như xây dựng các cửa hàng thương mại điện tử trên Lazada, Shopee và Tiki; hợp tác với các ứng dụng đặt hàng Grab, Chopp, Now.vn và Beamin; phát triển thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như Zalo.

Không chỉ có các điểm bán offline, Bách hóa Xanh cũng đang kỳ vọng và tập trung nguồn lực để phát triển mảng online. Ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc của Bách Hóa Xanh, cho biết trong tháng 6, chuỗi cửa hàng này sẽ đưa ra dịch vụ giao hàng trong vòng 2 tiếng, áp dụng từ Khánh Hòa đến tận Cà Mau. “Chúng tôi đang sở hữu mạng lưới kho hàng phân tán dày đặc nhất nhì trong mảng tạp hóa hiện nay. Điều này hình thành một hệ thống logistics xuyên suốt các tỉnh, thành”, ông Doanh nói.

Sau khi sáp nhập hệ thống cửa hàng Vinmart của Vincommerce, Masan đang tỏ ra quyết liệt hơn cả trong chiến lược đưa hàng thiết yếu lên online. Thực tế, Masan đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2015, doanh thu bán lẻ trực tuyến sẽ đóng góp khoảng 25% tổng doanh thu. Đây là một con số không hề nhỏ, như năm 2020, doanh thu thuần của Masan Consumer là hơn 22.000 tỉ đồng, với mục tiêu đề ra doanh thu mảng trực tuyến sẽ đóng góp không dưới 4.000 tỉ đồng/năm.

Ông Trương Công Thắng, CEO của The CrownX (công ty nắm giữ lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce) cho biết Công ty hướng đến xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ offline đến online – xây dựng một “Point of Life” để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng. Theo mô hình này, ước tính người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho hàng hóa thiết yếu, nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% và đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ.

Siêu thị đầu tư kênh bán hàng online cạnh tranh trang Thương mại điện tử

Mới đây, có nhiều thông tin đồn đoán rằng một quỹ đầu tư có mối quan hệ với Alibaba sẽ đầu tư vào The CrownX. Nếu trở thành hiện thực, đây cũng là một thương vụ khẳng định tiềm năng lớn của thị trường bán lẻ online hàng thiết yếu và cuộc đua này đang ngày càng nóng hơn với những tên tuổi lớn có quy mô toàn cầu.

Thực tế, xu hướng bán lẻ trực tuyến hàng thiết yếu đang rất mạnh mẽ trên thế giới.  Walmart là một công ty bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, vận hành chuỗi các đại siêu thị và cửa hàng bách hóa (mô hình bán lẻ offline). Với hơn 5.000 cửa hàng khắp cả nước, Walmart đạt doanh thu 500 tỷ USD mỗi năm, phục vụ 150 triệu người tiêu dùng. Từ mô hình các cửa hàng hiện hữu (offline) đạt lợi nhuận, Walmart đã lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ online. Năm 2018, Walmart đã mua cổ phần chi phối tại Flipkart, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, Walmart sẽ đầu tư 16 tỷ USD để thâu tóm 77% cổ phần tại Tập đoàn Flipkart. Qua giao dịch này, Walmart đã thâm nhập thị trường thương mại điện tử Ấn Độ - được Morgan Stanley định giá khoảng 200 tỷ USD. Đồng thời, việc thâu tóm Flipkart cũng tạo thêm sức mạnh để Walmart cạnh tranh trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.

Năm 2019, nhà bán lẻ hàng đầu của Anh Marks and Spencer (M&S) đã mua 50% cổ phần của Ocado (siêu thị trực tuyến tại Anh) với giá lên tới 994 triệu USD. Các mặt hàng thực phẩm gắn nhãn của M&S được bán trực tuyến trên Ocado từ tháng 9/2020.

Theo đánh giá, chiến lược của Walmart là hướng đi phù hợp với nhiều hệ hống bán lẻ có quy mô lớn tại Việt Nam như Winmart (tên mới của chuỗi bán lẻ Vinmart), Coopmart, Bách Hóa Xanh, Central Retail... Vì vậy, cuộc đua xây dựng các nền tảng online kết hợp offline sẽ là yếu tố chính quyết định thắng bại trong thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.

Nguồn: vietnambusinessinsider

Có thể bạn sẽ quan tâm

Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Affiliate tại Lazada - Tài khoản Tiếp thị liên kết Affilate Lazada

Bắt đầu ngay với đăng ký tài khoản Tiếp thị Liên kết - Affiliate lazada để cùng gia tăng thu nhập thụ động của bạn ngay

URL là gì ? Kiến thức cơ bản về URL và công dụng URL trong thiết kế trang website

URL là viết tắt của Uniform Resource Locator, dịch sang tiếng Việt là hệ thống định vị tài nguyên thống nhất. Cụ thể, URL chỉ định địa chỉ của một tài nguyên duy nhất trên Internet và cơ chế (giao thức) để truy cập tài nguyên đó.

VIỆT NAM XẾP THỨ 2 TOÀN CẦU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2020

Adjust vừa phối hợp cùng Facebook ra mắt Báo cáo Tăng trưởng Ứng dụng – Bản đồ tăng trưởng và xu hướng giữ chân người dùng trên toàn cầu. Báo cáo cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường Việt Nam ở hai mảng ứng dụng Game và Thương mại điện tử. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 2 toàn cầu về Điểm tăng trưởng ngành Thương mại điện tử năm 2020.

YouTuber Việt sẽ bị Google đánh thuế thu nhập lên tới 30% tại Mỹ

YouTuber Việt sẽ bị Google đánh thuế thu nhập lên tới 30% YouTube sẽ bắt đầu khấu trừ thuế đối với những nhà sáng tạo nội dung bên ngoài nước Mỹ đối với thu nhập mà họ tạo ra từ những người xem ở Mỹ. Chính sách mới sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 6 năm 2021, công ty thuộc sở hữu của Google cho biết trong một email gửi tới những nhà sáng tạo.

Các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần ưu tiên thực hiện ngay nếu không muốn rời cuộc chơi sớm

Các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần ưu tiên thực hiện ngay nếu không muốn rời cuộc chơi sớm - Từ lời khuyên của ông Mitch Bittermann, Phó chủ tịch điều hành, Phụ trách Thương mại điện tử khu vực châu Á, TMX. Đầu tiên là xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu trên các kênh bán hàng, thứ hai là tập trung hoàn thiện đơn hàng cùng hệ thống logistic và cuối cùng là uyển chuyển trong các kế hoạch - chiến lược dài hạn

12 BÀI HỌC KINH DOANH ĐẾN TỪ STARBUCK

Năm 1971, một tiệm café được mở tại khu chợ lịch sử Pike Place ở Seattle. Quán café này sau đó đã trở thành tiệm café của thương hiệu café lớn nhất thế giới – Starbucks. Với hơn 21.000 cửa hàng tại 65 quốc gia, Starbucks hiện là một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ. Công ty này đã mở rộng mạng lưới từ 425 cửa hàng vào năm 1994 đến 19.767 cửa hàng vào năm 2013.

Người dùng Việt Nam có thể đặt hàng trước và đăng ký sử dụng Internet vệ tinh từ 2022 của tỷ phú Elon Musk

Dự án phủ sóng Internet quanh Trái Đất của Elon Musk đã bắt đầu cho người dùng đăng ký thử nghiệm. Bạn có thể là một trong những người đầu tiên sử dụng dịch vụ này ngay cả khi đang sống tại Việt Nam.

Những dấu ấn mới và ấn tượng của thương mại điện tử năm 2020 và xu thế đón đầu 2021

COVID khiến hoạt động mua sắm online gia tăng đột biến. Các doanh nghiệp thương mại điện tử đã có một năm thắng lớn. Dự báo thị trường này năm nay sẽ tiếp tục bùng nổ khi ngày càng nhiều các nhà đầu tư lớn và start-up công nghệ tham gia, hướng tới tạo dựng hệ sinh thái sống động.

Kinh doanh qua Thương mại điện tử hết đường "NÉ THUẾ" ?

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh qua thương mại điện tử đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến của nhân dân. Thực tế, các cá nhân kinh doanh trên thương mại điện tử đóng thuế là có nhưng rất hiếm. Các chuyên gia về thuế kỳ vọng dự thảo thông tư sẽ kiểm soát được các chiêu trò né thuế kinh doanh qua thương mại điện tử.

Từ hiện tượng TikTok, tiếp thị video ngắn sẽ "bùng nổ"?

TikTok vừa công bố kế hoạch thúc đẩy quảng cáo bằng video ngắn trong năm 2021, sau một thời gian trở thành hiện tượng của giới trẻ.