Các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần ưu tiên thực hiện ngay nếu không muốn rời cuộc chơi sớm

10/04/2021
0
Các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần ưu tiên thực hiện ngay nếu không muốn rời cuộc chơi sớm - Từ lời khuyên của ông Mitch Bittermann, Phó chủ tịch điều hành, Phụ trách Thương mại điện tử khu vực châu Á, TMX. Đầu tiên là xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu trên các kênh bán hàng, thứ hai là tập trung hoàn thiện đơn hàng cùng hệ thống logistic và cuối cùng là uyển chuyển trong các kế hoạch - chiến lược dài hạn

Các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần ưu tiên thực hiện ngay nếu không muốn rời cuộc chơi sớm - Từ lời khuyên của ông Mitch Bittermann, Phó chủ tịch điều hành, Phụ trách Thương mại điện tử khu vực châu Á, TMX

Đầu tiên là xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu trên các kênh bán hàng, thứ hai là tập trung hoàn thiện đơn hàng cùng hệ thống logistic và cuối cùng là uyển chuyển trong các kế hoạch - chiến lược dài hạn. Trên hết, khả năng trụ vững của các nhãn hàng phụ thuộc vào sự bền vững của các chiến lược TMĐT, từ đó duy trì sự nhận diện của thương hiệu để kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng.

Thương mại điện tử bùng nổ tại Đông Nam Á

Nhờ vào cơ cấu dân số trẻ và khả năng nắm bắt công nghệ, nền kinh tế số Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng 16% từ năm 2019 đến năm 2020. Xu hướng phát triển này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cùng với dự án "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia" mà Chính phủ đang triển khai.

Những lợi thế trên cùng với xu hướng tiêu dùng thay đổi trong đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trên khắp Việt Nam và khu vực. Theo Bain & Company, Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) chiếm tỉ lệ hơn 2/3 trong chỉ số tăng trưởng bán lẻ trực tuyến toàn cầu. Trong đó, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam dự báo đạt 29 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 34% vào năm 2025.

Ông Mitch Bittermann, Phó chủ tịch điều hành, Phụ trách Thương mại điện tử khu vực châu Á, TMX

Ông Mitch Bittermann, Phó chủ tịch điều hành, Phụ trách Thương mại điện tử khu vực châu Á, TMX

Việc bùng nổ mua sắm online buộc các thương hiệu phải triển khai các chiến lược thương mại điện tử để bổ sung cho mô hình bán lẻ truyền thống, từ đó cải thiện thị phần kinh doanh. Vì vậy, không ngạc nhiên khi tỉ trọng doanh số bán hàng trực tuyến ngày càng tăng.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các kênh trực tuyến và sàn thương mại điện tử khiến việc giành được thị phần trong mảng kinh doanh online ngày càng khốc liệt hơn. Trong khi đó, các mô hình thương mại điện tử ngắn hạn dần trở nên phức tạp. Các thương hiệu hiện đang bước vào giai đoạn tái khởi động và đánh giá các chiến lược thương mại điện tử để đồng nhất với những mục tiêu dài hạn.

Xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu trên các kênh bán hàng

Tuy các thương hiệu đã nhanh chóng thích ứng để nắm bắt các xu hướng thay đổi hành vi và thói quen chi tiêu của người tiêu dùng online, nhưng thực tế để xây dựng một chiến lược thương mại điện tử hiệu quả thì không hề đơn giản.

Anni Coffee tận dụng lợi thế Thương mại điện tử xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam

Anni Coffee tận dụng lợi thế Thương mại điện tử xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam

Trong thời kỳ phát triển ban đầu của mua sắm trực tuyến, các thương hiệu chỉ có một vài kênh chính để lựa chọn xây dựng hình ảnh thương hiệu trực tuyến, là trang web chính thức của thương hiệu hay các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki và Sendo. Ngày nay, các thương hiệu có hàng loạt các kênh bán hàng để lựa chọn với khả năng thương mại, tiếp thị và phân phối mạnh mẽ, và quan trọng hơn là khả năng tiếp cận người tiêu dùng. Điều này gây khó khăn cho thương hiệu trong việc đánh giá mức độ phù hợp của các kênh.

Dưới áp lực của sự bùng nổ các kênh thương mại số, các doanh nghiệp thường chọn cách xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu thông qua việc bán hàng trên tất cả các kênh, đồng thời vẫn duy trì trang web chính thức của thương hiệu. Sự bền vững trong thương mại điện tử đòi hỏi thời gian và công sức để đánh giá và nhìn nhận mức độ phù hợp của các kênh bán hang với mục tiêu kinh doanh.

Ngoài dữ liệu về lưu lượng khách truy cập, thương hiệu cần nhiều thông tin quan trọng khác để quyết định kênh bán hàng như đặc điểm của khách hàng bao gồm tuổi, giới tính và mức chi tiêu. Hơn thế nữa, chiến lược tiếp thị trên các sàn TMĐT cần phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của thương hiệu. Ví dụ: các kênh bán hàng có nhiều chương trình khuyến mãi sẽ đạt doanh số bán hàng cao nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp vì các thương hiệu đều cạnh tranh trong cuộc đua về giá.

Cuối cùng, các thương hiệu cần liên tục theo dõi và đánh giá các kênh mới nổi vì người tiêu dùng có xu hướng bị thu hút hơn bởi các trang web mới. Đặc biệt, là kênh thương mại trực tuyến trên mạng xã hội (social-commerce). Theo iKala, trong nửa đầu năm 2020, các kênh thương mại trên mạng xã hội tại Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đã chứng kiến số đơn đặt hàng tăng gấp đôi và tổng giá trị hàng hóa tăng gấp ba lần so với năm trước.

Mặc dù tổng doanh thu trên Instagram, Facebook, Line và Zalo hiện chưa lớn, nhưng các kênh này đã có lượng truy cập cao khi họ ra mắt các tính năng thương mại mới. Xu hướng này buộc các thương hiệu phải đánh giá mức độ tương thích giữa hoạt động thương mại trên mạng xã hội đối với hoạt động kinh doanh.

Hoàn thiện đơn hàng và hệ thống logistics

Trải nghiệm mua sắm là yếu tố tiên quyết để thương hiệu xây dựng niềm tin và lòng trung thành của người tiêu dùng. Ngoài trải nghiệm trực tuyến, các yếu tố về tốc độ giao hàng và sự thoải mái khi mua sắm đóng vai trò rất quan trọng.

Đánh giá các phương án hoàn thiện đơn hàng và logistics cùng với quá trình đưa ra các quyết định về kênh bán hàng là yêu cầu bắt buộc để tạo nên trải nghiệm hoàn thiện cho người tiêu dùng.

Hoàn thiện quy trình giao hàng và Logistics

Hoàn thiện quy trình giao hàng và Logistics

Việc lựa chọn mô hình ‘Thương mại điện tử trung gian – marketplace’ hay thuê đơn vị thứ ba cũng là một quyết định quan trọng cho bài toán chiến lược thương mại điện tử. Tóm lại, nếu một thương hiệu có kế hoạch cung cấp sản phẩm trên nhiều sàn thương mại, các nhà cung cấp bên thứ ba như aCommerce, Urbanfox hay SP Ecommerce có thể hỗ trợ quy trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng hiệu quả hơn thông qua việc xử lí đơn hàng từ nhiều kênh khác nhau với một kho hàng.

Ngoài ra, các thương hiệu có thể bố trí các kho hàng riêng lẻ cho các sàn TMĐT khác nhau hoặc chọn các sàn trung gian đa kênh và có quy trình giao nhận hoàn thiện. Tuy nhiên, phương thức này có thể gây bất tiện khi luân chuyển hàng hóa giữa các kênh trong trường hợp có một kênh không bán được hàng dẫn đến tồn kho. Các mô hình này dễ trở nên thiếu hiệu quả khi lợi ích kinh doanh của các bên liên quan, như các sàn thương mại điện tử, ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng.

Uyển chuyển trong các kế hoạch và chiến lược dài hạn

Trước đây, các chiến lược thương mại điện tử được lên kế hoạch trong thời hạn từ hai đến ba năm. Cách tiếp cận này sẽ hợp lý khi mua sắm trực tuyến vẫn còn mới và thị trường không thay đổi nhiều.

Tuy nhiên, khi các sàn TMĐT ngày càng ổn đinh, sự trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu càng được củng cố, việc tiếp thị và phân phối trực tuyến được đưa vào mô hình kinh doanh bán lẻ, các doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định dài hạn hơn. Các chiến lược thương mại điện tử bền vững được thiết kế để hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh cần thể hiện tầm nhìn từ 5 đến 10 năm.

Tăng cường kênh bán hàng chuyên nghiệp từ Thương mại điện tử - từ thương hiệu Anni Coffee

Tăng cường kênh bán hàng chuyên nghiệp từ Thương mại điện tử - từ thương hiệu Anni Coffee

Hiện nay, không chỉ các chiến lược ngắn hạn mới có sự linh hoạt và đạt được hiệu quả nhanh chóng, mà cả các kế hoạch dài hạn cũng có thể bắt kịp xu hướng tiêu dùng và tiến bộ công nghệ, đồng thời duy trì các kênh bán hàng cốt lõi.

Sự bùng nổ thương mại điện tử trong tương lai hứa hẹn giai đoạn phát triển nhanh chóng tiếp theo của thị trường. Người tiêu dùng dần nhận thức rõ những thương hiệu có chiến lược hợp lý, có khả năng chịu đựng thay đổi lớn nhưng vẫn đủ linh hoạt để đáp ứng cung cầu.

Trên hết, khả năng trụ vững phụ thuộc vào sự bền vững của các chiến lược thương mại điện tử, từ đó duy trì sự nhận diện của thương hiệu để kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng.

Nguồn : Trang cafebizvn

Chủ đề liên quan
Có thể bạn sẽ quan tâm

YouTuber Việt sẽ bị Google đánh thuế thu nhập lên tới 30% tại Mỹ

YouTuber Việt sẽ bị Google đánh thuế thu nhập lên tới 30% YouTube sẽ bắt đầu khấu trừ thuế đối với những nhà sáng tạo nội dung bên ngoài nước Mỹ đối với thu nhập mà họ tạo ra từ những người xem ở Mỹ. Chính sách mới sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 6 năm 2021, công ty thuộc sở hữu của Google cho biết trong một email gửi tới những nhà sáng tạo.

Hướng dẫn đăng Biểu tượng Favicon cho website

Hướng dẫn đăng biểu tượng Favicon cho website giúp gia tăng hiện diện thương hiệu và tạo sự khác biệt cho website

Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm công việc gì ?

Ngành thương mại điện tử (E-Commerce) đang là một trong những nhóm ngành hót hiện nay được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được những cơ hội việc làm của nhóm ngành này. Hãy cùng mình tham khảo ngay 10 việc làm ngành thương mại điện tử hiện nay.

Nghệ thuật bán chéo đỉnh cao giúp McDonald's móc túi khách hàng

Nghệ thuật bán chéo đỉnh cao của McDonald’s: Đào tạo nhân viên hỏi 1 câu sau khi khách gọi món, mỗi ngày bán thêm được 4 triệu kg khoai tây, thu về hàng chục triệu USD/năm.

URL là gì ? Kiến thức cơ bản về URL và công dụng URL trong thiết kế trang website

URL là viết tắt của Uniform Resource Locator, dịch sang tiếng Việt là hệ thống định vị tài nguyên thống nhất. Cụ thể, URL chỉ định địa chỉ của một tài nguyên duy nhất trên Internet và cơ chế (giao thức) để truy cập tài nguyên đó.

Báo cáo Digital in Vietnam 2021

Theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam in 2021, mức thời gian online của người dùng từ 3.1 giờ tăng lên đỉnh điểm 4.2 giờ trong đại dịch và hiện vẫn ở mức 3.5 giờ mỗi ngày. Với việc con người sẽ ngày càng phụ thuộc vào Internet trong các hoạt động hàng ngày, Digital Marketing là lĩnh vực mà bất cứ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng cần phải chú trọng nếu muốn tồn tại và phát triển trong thời đại mới. Vậy hoạt động Digital Marketing của Việt Nam trong năm 2021 sẽ như thế nào? Hãy cùng MBA Andrews tìm hiểu thông qua bản báo cáo Digital Vietnam in 2021 để có cái nhìn toàn cảnh và đưa ra những giải pháp truyền thông phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Siêu thị xây dựng kênh bán trực tuyến, 'đe dọa cạnh tranh' với sàn thương mại điện tử

Cuộc đổ bộ của nhiều chuỗi siêu thị và sàn thương mại điện tử được dự báo sẽ thay đổi cơ bản cách vận hành của thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.

Sinh viên Hutech đột nhập phòng Livestream khám khá bí quyết bán hàng nhãn hàng thời trang AKUBA

Ngày 19 tháng 6 vừa qua, sinh viên ngành Thương mại điện tử - Khoa Tài chính - Thương mại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã được tham quan tại ngành Thương mại điện tử, đại học HutechCông ty TNHH XS TMDV AKUBA – công ty chuyên cung cấp các sản phẩm ngành thời trang nam, thời trang công sở, doanh nhân … với thương hiệu thời trang AKUBA

Sự trỗi dậy của Tiktok trên thị trường thương mại điện tử nhưng vẫn hụt hơi so với Shopee, Lazada

Thế lực mới TikTok Shop "phả hơi nóng" vào các anh lớn TMĐT: Doanh thu tháng 11 bằng 80% Lazada, gấp 4 lần Tiki. TikTok đã chiếm được một phần đáng kể thị trường thương mại điện tử của các nước Đông Nam Á, nhưng vẫn đứng sau các đối thủ hoạt động lâu năm hơn trong khu vực, theo Nikkei Asia.

Thị phần của Các 'ông lớn' thương mại điện tử tại Việt Nam

"Ngay từ đầu, Shopee nhắm đến chi phí thấp. Nhắc đến Shopee, người dùng nghĩ đến giao hàng miễn phí", Nguyen Ngoc, một người bán áo và ví ở TP HCM chia sẻ với Nikkei.